Giải mã ngành Công nghệ Thông tin cho sĩ tử trước thềm xét tuyển đại học

tuyển sinh công nghệ thông tin

Giải mã ngành Công nghệ Thông tin cho sĩ tử trước thềm xét tuyển đại học

Trong thời đại kỷ nguyên số với sự phát triển đột phá của công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành Công nghệ Thông tin đã trở thành một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay. Song song với việc tìm hiểu thông tin tuyển sinh, rất nhiều phụ huynh và thí sinh cũng quan tâm đến những vấn đề như: “Triển vọng đối với ngành công nghệ thông tin như thế nào? Công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin là gì?”.

Ngành Công nghệ Thông tin là gì?

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là ngành học về sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để thu thập dữ liệu, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền dữ liệu và cho kết quả mong muốn. 

Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay.

Định nghĩa một cách dễ hiểu, sinh viên tốt nghiệp dựa trên các kiến thức được học, khả năng vận dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet để lập trình website, ứng dụng phục vụ mục đích quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ cũng như hệ thống mạng. 

Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin học gì? 

Công nghệ thông tin và Truyền thông là nhóm ngành mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên nhóm ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.

Tại Trường Đại học CMC, sinh viên ngành Công nghệ thông tin được đào tạo theo chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ (Association for Computing Machinery-ACM), hệ thống chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin của Nhật Bản (ITSS: Information Technology Standard System). Chương trình học diễn ra trong 9 học kỳ (3 năm), cung cấp những kiến thức cơ bản, cơ sở có tính chất nền tảng, hiện đại của ngành và những kiến thức chuyên sâu, những công nghệ và kỹ thuật mới, tiên tiến và nổi trội nhất trong các định hướng đào tạo, bao gồm:  

  • Kỹ thuật Phần mềm; 
  • An toàn Thông tin; 
  • Mạng Máy tính; 
  • Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học dữ liệu; 
  • Hệ thống Thông tin; 
  • Kỹ thuật Máy tính. 

Đặc biệt hơn, các môn học chuyên môn tại Trường Đại học CMC đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, giúp cho sinh viên có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân ở khắp mọi nơi.

Xem thêm:

Học ngành Công nghệ Thông tin ra trường làm gì?

Trong kỷ nguyên số, các ứng dụng công nghệ thông tin là chất xúc tác để phát triển các ngành nghề trong mọi lĩnh vực như công nghiêp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xã hội đến truyền thông, giải trí… và tác động lên thói quen cũng như nhu cầu giao tiếp của con người. 

Dựa trên thống kê từ TopDev, trang tuyển dụng về Kỹ thuật phần mềm, cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT tăng nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người. Theo nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ tăng cao trong thời gian tới, nhất là ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên. 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Thông tin không chỉ thu hẹp tại thị trường nhân lực trong nước mà còn rộng mở trên trường quốc tế.

Trong thế giới phẳng hiện nay, môi trường làm việc của cử nhân công nghệ thông tin không chỉ hạn hẹp ở trong nước, mà còn rộng mở cơ hội trên trường quốc tế với mức thu nhập đáng mơ ước. Với đa dạng lĩnh vực nghiên cứu, triển vọng nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin tương ứng với mỗi định hướng đào tạo chuyên sâu mà người học theo đuổi. Một trong những vị trí công việc tiềm năng danh cho cử nhân ngành Công nghệ Thông tin sau khi tốt nghiệp có thể kể đến như: 

  • Chuyên viên tổ chức, quản lý, phân tích và xử lý dữ liệu và dữ liệu lớn ở các doanh nghiệp, tổ chức; phân tích dự báo, quản lý rủi ro tại các ngân hàng, công ty tài chính; phát hiện và chẩn đoán bệnh tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, các công ty nông nghiệp; 
  • Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet; 
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu; 
  • Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển phần mềm; 
  • Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động; (Smartphone, Tablet, iphone, ipad…), các vi xử lý điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh…; 
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip…; 
  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng (hệ thống); 
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống; 
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin; 
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin; 
  • Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Admin); 
  • Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst); 
  • Chuyên viên phát triển phần mềm (Software Developer); 
  • Chuyên gia đào tạo CNTT trong doanh nghiệp (IT Trainer); 
  • Chuyên gia tư vấn, cố vấn CNTT (IT Consultant); 
  • Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Specialist)…

Lựa chọn ngôi trường nào để theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin?

Hiện tại, ngành Công nghệ Thông tin đã được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin hiện nay đều thực sự đảm bảo về chất lượng đào tạo và cam kết đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do vậy, các bạn học sinh lớp 12 cần cân nhắc kỹ càng, lựa chọn đơn vị đào tạo bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, mang đến môi trường học tập rèn luyện tối đa kỹ năng thực hành, ứng dụng công nghệ tại hệ thống phòng nghiên cứu hiện đại,… 

Là thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC – một trong những tập đoàn công nghệ – viễn thông hàng đầu Việt Nam, Trường Đại học CMC (mã trường: CMC) tuyển sinh hệ đại học chính quy ngành Công nghệ Thông tin với 06 định hướng đào tạo, bao gồm: Kỹ thuật Phần mềm; An toàn Thông tin; Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu; Hệ thống Thông tin; Kỹ thuật Máy tính; Mạng Máy tính. 

tuyển sinh ngành công nghệ thông tin đại học cmc
Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin tại Trường Đại học CMC (mã trường: CMC) năm 2023.

Đặc biệt, với mạng lưới doanh nghiệp liên kết trong nước và quốc tế, Trường Đại học CMC cam kết  việc làm cho 100% sinh viên ngành Công nghệ Thông tin nhập học năm 2023. Theo đó, lựa chọn theo học tại Trường Đại học CMC, các sinh viên sẽ được cam kết việc làm với mức thu nhập hấp dẫn tại Tập đoàn Samsung, Microsoft và các công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ CMC như: CMC Telecom, CMC Global, CMC TS,… 

Hiện tại, Trường Đại học CMC đang mở cổng đăng ký xét tuyển học bạ cho ngành Công nghệ Thông tin với ngưỡng điểm đầu vào đạt từ 20 điểm trở lên (không gồm điểm ưu tiên). Nộp hồ sơ xét tuyển ngay hôm nay để tăng cơ hội nhận học bổng 100% toàn khóa từ Quỹ học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” tổng trị giá 92 tỷ VNĐ tại: https://xettuyen.cmc-u.edu.vn/

Ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học CMC còn được đánh giá cao khi liên kết với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI). Đây là nơi nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới để phát triển sản phẩm cho Tập đoàn CMC, đồng thời cũng là nơi lý tưởng cho sinh viên thực hành, nghiên cứu khoa học.

tuyển sinh công nghệ thông tin
Tham gia thực hành tại hệ thống phòng Lab hiện đại của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) mang đến cho sinh viên cơ hội được rèn luyện khả năng thực hành, nghiên cứu công nghệ.

Không chỉ nổi tiếng với chất lượng nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, Viện đồng thời sở hữu hệ thống 6 phòng Lab hiện đại, cung cấp giải pháp công nghệ lõi và xây dựng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Qua đó, sinh viên được chú trọng rèn luyện khả năng thực hành, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành những kỹ sư CNTT hàng đầu sau khi tốt nghiệp. 

công nghệ thông tin trường đại học cmc
Sinh viên Ngành Công nghệ Thông tin, Trường Đại học CMC được tham gia trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm học đầu tiên.

Nếu bạn có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin và mong muốn được đào tạo bài bản về một trong số các định hướng đào tạo siêu “hot” trên đây, thì Trường Đại học CMC chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Hãy đăng ký nhập học vào Trường Đại học CMC để trở thành những nhân tố dẫn đầu kỷ nguyên số và tự tin thể hiện bản lĩnh ngay hôm nay!


Năm 2023, Trường Đại học CMC (mã trường: CMC) tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin với 6 định hướng đào tạo: Kỹ thuật Phần mềm; An toàn Thông tin; Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu; Hệ thống Thông tin; Kỹ thuật Máy tính; Mạng Máy tính. Thêm một tin vui nữa dành cho sĩ tử 2K5 khi các bạn còn có cơ hội giảm 100% học phí toàn khóa từ Quỹ học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” trị giá 92 tỷ VNĐ với 03 phương thức xét tuyển linh hoạt. Đăng ký xét tuyển ngay hôm nay tại trang: https://xettuyen.cmc-u.edu.vn/ để tự tin trúng tuyển ngành học yêu thích và giành lợi thế xét học bổng toàn phần. 

Quý PH&HS liên hệ Hotline tư vấn tuyển sinh: 024.7102.9999.

Leave your thought here