Thiết kế Đồ họa
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
– Tên chương trình đào tạo:
+ Tiếng Việt: Thiết kế đồ họa
+ Tiếng Anh: Graphic Design
– Mã số ngành đào tạo: 7210403
– Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D90
– Trình độ đào tạo: Cử nhân
– Thời gian đào tạo: 09 học kỳ
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Graphic Design
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học CMC được thiết kế và xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có kiến thức nền tảng về thiết kế và kiến thức chuyên sâu về các kỹ thuật đồ họa theo các định hướng: Đồ họa truyền thông, Đồ họa tương tác, Hoạt hình 2D và 3D. Cử nhân Thiết kế đồ họa có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong học tập và công tác chuyên môn, có tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo, có phẩm chất, năng lực tự chủ và khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong nước và nước ngoài trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0.
2.2. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được sau khi học
– Về kiến thức: Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và toàn diện về lĩnh vực thiết kế đồ họa bao gồm nghệ thuật, phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc.
– Về kỹ năng: Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có kỹ năng thực hành và vận dụng các kiến thức chuyên môn được học vào thực tiễn nghề nghiệp, bao gồm các kỹ năng thiết kế, sử dụng các phần mềm công nghệ và các kỹ năng nghề nghiệp khác. Đặc biệt, sinh viên có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh để làm việc trong môi trường quốc tế.
– Về mức tự chủ và trách nhiệm: Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa là những công dân toàn cầu có phẩm chất và nền tảng đạo đức nghề nghiệp tốt; có trách nhiệm trong công việc và làm việc với thái độ hợp tác, tích cực, sáng tạo, kỷ luật, chăm chỉ, cởi mở và dân chủ.
PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Kiến thức chung
– PLO1: Vận dụng được các nguyên lý, quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, triết học Mác-Lênin, các nguyên lý phát triển kinh tế-chính trị Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh;
– PLO2: Áp dụng được các nội dung cơ bản về công tác Quốc phòng và An ninh của Việt Nam để có ý thức cảnh giác và nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc;
– PLO3: Vận dụng các kiến thức về thể dục thể thao, tự luyện tập hàng ngày nâng cao sức khỏe, thể chất.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
– PLO4: Vận dụng được kiến thức cơ bản liên quan đến lịch sử mỹ thuật, mỹ học đại cương, lịch sử thiết kế đồ họa và luật sở hữu trí tuệ;
– PLO5: Vận dụng được kiến thức nền tảng về kinh tế học; quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; kiến thức về văn hóa Việt Nam; các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý 4.0.
1.3. Kiến thức theo nhóm ngành
– PLO6: Vận dụng được kiến thức nền tảng về các nguyên lý thị giác, luật xa gần và giải phẫu tạo hình;
– PLO7: Áp dụng được các phương pháp để triển khai ý tưởng sáng tạo, tư duy tạo hình nhân vật và minh hoạ trong thiết kế đồ họa;
– PLO8: Vận dụng được các kiến thức nền tảng về họa tiết và màu kỹ thuật số trong thiết kế đồ họa;
– PLO9: Vận dụng được kiến thức nền tảng từ cơ bản đến nâng cao trong việc thiết kế kiểu chữ, nhiếp ảnh và thiết kế âm thanh trong thiết kế đồ họa;
– PLO10: Áp dụng được kiến thức tin học ứng dụng trong thiết kế đồ họa.
1.4. Kiến thức ngành và bổ trợ
– PLO11: Vận dụng thành thạo các kỹ thuật vẽ minh họa và vẽ kỹ thuật số;
– PLO12: Vận dụng được các kỹ thuật thiết kế logo và thiết kế hồ sơ cá nhân, thiết kế trải nghiệm người dùng;
– PLO13: Áp dụng tốt các kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Đồ họa truyền thông, Đồ họa tương tác, Hoạt hình 2D và 3D.
1.5. Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
– PLO14: Ứng dụng được các kiến thức về thiết kế đồ họa trong quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp;
– PLO15: Đánh giá được các vấn đề thực tiễn và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn thông qua xây dựng đồ án tốt nghiệp.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
– PLO16: Ứng dụng và cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực thiết kế đồ họa vào việc xử lý các vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp;
– PLO17: Thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, Adobe After Effects, Adobe Premiere và Adobe Audition…;
– PLO18: Thành thạo các kỹ thuật vẽ đồ họa từ cơ bản đến nâng cao;
– PLO19: Phân tích về cơ hội và sự phát triển nghề nghiệp để thích ứng với bối cảnh xã hội và bối cảnh tổ chức.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
– PLO20: Vận dụng được kỹ năng lên kế hoạch, làm việc nhóm, sắp xếp công việc khoa học và năng lực tự nghiên cứu suốt đời;
– PLO21: Vận dụng kỹ năng tư duy phản biện nhạy bén, giải quyết các vấn đề chuyên môn phức tạp trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;
– PLO22: Vận dụng kỹ năng quản lý và sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
3. Về phẩm chất đạo đức
– PLO23: Thể hiện phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội;
– PLO24: Thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, tuân thủ pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
– PLO25: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
– PLO26: Ứng dụng kỹ năng lập kế hoạch, điều phối và quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động chuyên môn Thiết kế đồ họa;
– PLO27: Thể hiện được năng lực giám sát và hướng dẫn người khác thực hiện chuyên môn với tinh thần trách nhiệm cao.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có khả năng tự tìm tòi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
– Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu bậc sau đại học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 124 tín chỉ, trong đó:
* Khối kiến thức chung:
(Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN) |
17 tín chỉ |
* Khối kiến thức theo lĩnh vực:
+ Bắt buộc + Tự chọn |
14 tín chỉ
08 tín chỉ 04 tín chỉ |
* Khối kiến thức theo nhóm ngành: | 40 tín chỉ |
* Khối kiến thức ngành: | 33 tín chỉ |
* Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: | 22 tín chỉ |